Cấu trúc mái vòm kính luôn có một chỗ đứng khá lớn trong kiến trúc xây dựng từ cổ điển cho đến hiện đại. Ứng dụng các ưu điểm về đặc tính vật lý cũng như thẩm mỹ, sản phẩm mái vòm kính đã xuất hiện và mang đến vẻ đẹp đặc sắc cho nhiều công trình lớn nhỏ khắp nơi trên thế giới hiện nay.
Ưu điểm nổi bật của cấu trúc mái vòm kính là gì?
Mái vòm kính là tổ hợp hệ thống của một bộ phận chóp mái hoặc phần đỉnh nằm trong các công trình xây dựng. Chúng bao gồm các tấm lợp làm bằng chất liệu kính cường lực, khung thép gia công tạo hình, các phụ kiện kết nối bằng thép hình hoặc inox. Chúng hợp thành cấu trúc dạng vòm nhằm mục đích đón sáng. Lọc nắng – che mưa hiệu quả và làm tăng vẻ đẹp mỹ thuật cho công trình.
Trong ngành xây dựng hiện nay, mái vòm kính được xem là giải pháp lý tưởng cho các thiết kế ngoại thất. Thiết kế mái vòm có thể xuất hiện ở hầu hết các vị trí nào của công trình mà không bị hạn chế về diện tích. Từ các không gian lớn như sảnh chính cho đến các khu vực nhỏ như ban công, mái hiện. Cửa sổ mái hay mái nhà,… kết cấu mái vòm kính đều có thể đáp ứng tốt.
Một căn nhà có kết cấu dạng mái vòm nhiều đường cong mang đến cho cuộc sống gia chủ cảm giác tự nhiên, hài hòa hơn. Thiết kế mái vòm kính không chỉ tăng cường vẻ đẹp mà còn biến bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà trở thành không gian thư giãn lý tưởng và dễ chịu. Đó là khởi nguồn hướng đến sự thoải mái và gần gũi, tạo cảm hứng sống, thúc đẩy hiệu quả năng suất làm việc và học tập.
Tính ứng dụng tuyệt vời của mái vòm kính trong các công trình xây dựng
Xét theo khía cạnh vật lý, cấu trúc vòm có tính ổn định cao và xây dựng khá đơn giản. Hiện nay, nhiều ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc mái vòm kính dạng thuần túy, kết hợp giữa công nghệ xây dựng hiện đại với hình mẫu truyền thống. Cấu trúc mái vòm có khối lượng nhẹ hơn ít nhất 30% so với cấu trúc. Của các ngôi nhà mái phẳng hay mái dốc thường gặp.
Trong những thiết kế xây dựng, cấu trúc mái vòm kính có tính năng khí động học rất tốt. Tùy vào độ bền phần khung, phần mái vòm có thể chịu được những cơn gió mạnh. Thậm chí là những cơn gió lớn lên tới 250km/h. Điều này được lý giải là dạng cầu khiến không khí lưu chuyển trơn tru hơn. Không tiếp cận vào bề mặt như cấu trúc mái phẳng hay mái dốc. Cho nên độ bền của công trình mái vòm được đánh giá khá tốt.
Cấu trúc dạng cầu của mái vòm kính khiến tải trọng được phân phối đồng đều và đối xứng cao nên duy trì được sức tải tối đa của cấu trúc khung. Ở những quốc gia có mùa đông, những ngôi nhà có cấu trúc mái vòm kính. Có thể chịu được tải trọng tuyết tích tụ đến 500 – 600kg/m2, thậm chí nhiều hơn. Nếu vượt quá khối lượng đó, tuyết hoặc vật thể lạ sẽ tự động lăn xuống bên dưới.
Các công trình mái vòm kính nổi tiếng hiện nay trên thế giới
Trong lịch sử, từng có vô số công trình dạng mái vòm xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Nổi bật nhất là tại các quốc gia châu Á. Kiến trúc dạng mái vòm xuất hiện ở các công trình. Tòa nhà lớn, cung điện, nhạc viện hay nhà thờ.
Tòa nhà Quốc hội Đức Reichstag được hoàn thành vào năm 1894 bởi kiến trúc sư Paul Wallot. Sau khi hai miền Đông Đức và Tây Đức thống nhất. Tòa nhà trở thành nơi họp hành và làm việc của quốc hội Đức ngày nay. Kiến trúc mái vòm kính được bổ sung sau này bởi kiến trúc sư người Anh Norman Foster. Từ mái vòm, du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát cảnh quan đô thị khắp thủ đô Berlin.
Công trình mái vòm Eden được xây dựng ở Cornwall – Anh vào năm 2001. Nó có cấu tạo là 2 khối kiến trúc mái vòm kính liền kề, là nơi sinh sống của hàng ngàn loài thực vật hiếm từ khắp nơi trên thế giới.
Nhạc viện Sage Gateshead được thiết kế và hoàn thiện bởi bởi Foster và Partners. Vào năm 1997, tọa lạc ở thành phố Newcastle, Anh.
Gọi ngay cho IGATE theo số 0989.63.1111 để chúng tôi gỡ rối thắc mắc và đem đến giải pháp tuyệt vời nhất cho bạn nhé!